Tin tức và sự kiện

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI NĂM 2024

     Công tác bồi dưỡng phát triển Đảng viên là một trong những  nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Chi bộ Công ty cổ phần Tư vấn đường cao […]

NGHỈ MÁT 2024 – CHUYẾN ĐI CỦA SỰ GẮN KẾT

   Ngày 23-24/6 vừa qua Công ty cổ phần Tư vấn đường cao tốc Việt Nam (VEC Consultant) đã tổ chức kỳ nghỉ mát cho người lao động trong công ty.Với Mục […]

Công ty cổ phần Tư vấn đường cao tốc Việt Nam (VEC Consultant) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

    Ngày 15/4/2024 tại văn phòng Công ty cổ phần Tư vấn đường cao tốc Việt Nam đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.     […]

Xây dựng hầm bằng PP Khiên đào & Kéo nổi-đánh chìm

Hầm là một công trình giao thông phức tạp, nhất là ở công nghệ thi công xây dựng. Trong các loại hầm thì hầm đi ngầm dưới nước hoặc dưới lòng đất là khó khăn hơn cả. Bài viết dưới đây chia sẻ với các bạn đọc về công nghệ xây dựng hai loại công trình hầm nói trên.
Phần 1: Độc đáo hầm đường bộ thoát lũ ở Kuala Lumpur
Nằm dưới độ sâu 20m tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia là một đường hầm thoát lũ dài nhất Đông Nam á. Bên cạnh đó, với 2 tầng cho xe cộ qua lại và 1 kênh thoát nước dưới cùng, đây là công trình đầu tiên trên thế giới kết hợp “hai trong một” – hầm ngầm thoát nước và đường hầm xa lộ, thực hiện 2 mục tiêu cùng lúc: chống lụt lội và tắc nghẽn giao thông.
alt
Được gọi là một dự án thông minh bởi các lý do trên
Xuất phát từ ý tưởng táo bạo
Nằm ở nơi hội lưu của hai con sông chính, Klang và Gombak, Kuala Lumpur chịu ảnh hưởng của thời tiết xích đạo nên mùa mưa thường xuyên bị ngập nước khiến cho kinh phí thu dọn sau mỗi lần ngập rất tốn kém. Sau trận mưa lớn và dài với lượng mưa hàng trăm milimét xảy ra vào năm 2004, cả Thủ đô Kuala Lumpur lâm vào tình trạng ngập lụt nặng, giao thông đình trệ, thiệt hại lớn. Chính phủ Malaysia càng quyết tâm cần có giải pháp cho mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của thành phố.
alt
alt
Lụt lội  và tắc đường ở Kuala Lumpur
 
Là khu đô thị lớn, các phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng, tắc nghẽn giao thông cũng là một bài toán nan giải của Kuala Lumpur. Vì thế, khi một kế hoạch đưa ra hứa hẹn giải quyết cả nạn lụt lội cũng như tắc nghẽn giao thông, rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ. Mục tiêu cao nhất của đường hầm SMART là bảo vệ thành phố khỏi viễn cảnh xấu nhất. Nó sẽ là đường hầm lớn dẫn nước lụt từ sông Sungai Klang phía bắc tới dòng Sungai Kerayong, trong đó 4km gồm hai làn đường xa lộ giải quyết vấn đề giao thông cho cửa ngõ phía nam thành phố.
Dự án được giao cho Tập đoàn Gamuda cùng Công ty MMC đứng ra thực hiện dự án theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư hơn 500 triệu USD, khai thác trong 40 năm, thông qua thu phí xe ôtô đi vào đường hầm.
Vượt qua thách thức
Công trình xây dựng đường hầm khổng lồ này bắt đầu từ năm 2003 đã quy tụ những công ty xây dựng và kỹ sư hàng đầu đất nước để chia sẻ ý tưởng cũng như công nghệ để biến nó thành hiện thực. Muốn thiết kế đường hầm 3 tầng, đường kính phải hơn 13m. Phương án tối ưu là sử dụng loại máy đào hầm lớn nhất thế giới. Hai chiếc máy đào khổng lồ nặng 2.500 tấn, chiều dài lên tới 71m đã được đưa về từ Đức, mỗi cỗ máy như vậy giá thành gần 25 triệu USD.
altalt
alt
Quá trình thi công từ giếng đào
 
Để kiểm soát các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thi công, bên thi công đã thuê kỹ sư chuyên về hầm ngầm người Hungaria là Gus Klados. Klados từng làm việc trong một số dự án hầm ngầm lớn nhất thế giới, trong đó có kênh đào xuyên qua eo biển Manche nối Anh và Pháp nhưng ông cũng phải công nhận SMART là một trong những dự án có thử thách lớn nhất. Mọi công đoạn đều không dễ dàng bởi nền đất của Kuala Lumpur là đá vôi và những vật liệu mềm.
Chỉ cần một vết nứt hay lỗ hổng nhỏ cũng dễ dàng gây ra sụt lún, nếu không tính toán và thi công đảm bảo kỹ thuật thì đó sẽ là một thảm họa lớn. Trong khi máy đào được đẩy bằng búa thủy động để tạo nên một tấm khiên ép có thể cân bằng sức ép của nước ngầm và đất lỏng trước máy khoan thì đường hầm đào tới đâu, những miếng bê tông đúc sẵn nhanh chóng được lắp ghép. Tháng 5-2007, công trình đã chính thức đi vào hoạt động cùng với niềm tự hào về kỹ thuật đào đường hầm tiên tiến của người Malaysia.
Theo thiết kế, SMART có chiều dài 9,7 km (đường hầm xa lộ dài 3km, đường dẫn 1,6km), cao 13,2m (2 tầng cho giao thông, mỗi tầng lưu thông một hướng và 1 tầng cho thoát nước), rộng 6,5m (2 làn xe), 250m có 1 cửa thoát lũ và thông khí, lưu lượng 30.000 xe/ngày, tốc độ xe tối đa 60km/h, được điều khiển từ trung tâm thông qua 220 camera và 72 màn hình.
SMART hoạt động theo nguyên tắc ba chế độ dựa vào dung lượng nước và trạng thái hoạt động của đường hầm xa lộ. Chế độ thứ nhất – trong điều kiện bình thường: Khi mưa ít hoặc không mưa, đoạn xa lộ này mở cửa cho các phương tiện giao thông. Chế độ thứ hai – mưa ở mức trung bình: Nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm dưới đường hầm xa lộ, đoạn xa lộ này vẫn mở cửa cho phương tiện giao thông đi lại.
Chế độ thứ ba – bão lũ: Các trạm giám sát sẽ theo dõi nhu cầu đóng cửa xa lộ (có tính đủ thời gian để xe cuối cùng ra khỏi xa lộ), các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát nước ra hồ chứa. Khi đó, các phương tiện giao thông đi lại bình thường bên trên hầm. Khi hết bão lũ, SMART mở cửa lại trong vòng 48 giờ kể từ khi đóng cửa. Theo tính toán thì chế độ thứ ba này chỉ được kích hoạt khoảng 1-2 lần trong năm.
 
Tính năng và dịch vụ hiện đại 
Với dung tích tối đa có thể chứa 3 triệu m3 nước, SMART còn có những tính năng an toàn của một đường hầm thông thường như: cổng kiểm soát nước lũ tự động, hệ thống thông khí, lối thoát hiểm (cách nhau 1km). Kể từ khi đưa vào sử dụng đường hầm giao thông điều tiết lũ đến nay, người dân Kuala Lumpur chưa bao giờ phải chứng kiến một trận đại hồng thủy lần thứ hai xảy ra ngay tại Thủ đô.
Đường hầm xa lộ SMART cung cấp một lộ trình thay thế cho người lái xe từ cửa ngõ phía nam, tức là Quốc lộ KL-Seremban, kết nhập đường cao tốc liên bang Besraya và Đông Tây rồi thoát khỏi trung tâm thành phố. Điều này sẽ làm giảm tắc nghẽn giao thông từ ngoại thành dẫn đến trung tâm thành phố, đồng thời giảm thời gian lộ trình đáng kể. 
Vé qua hầm đường bộ SMART hiện vẫn được thu với giá 2 ringgit/lượt (1RM tương đương khoảng 5.000 VND). Với hệ thống công nghệ và kỹ thuật hiện đại, mọi thông tin liên lạc bằng di động và sóng radio đảm bảo tốt trong SMART. Dịch vụ của hệ thống đường hầm xa lộ này đa dạng và nhanh chóng.
Phòng điều khiển trung tâm giám sát tình hình giao thông dọc theo SMART 24/24h, khi nhận được thông tin qua đường dây nóng hoặc qua các bốt điện thoại khẩn cấp, đội tuần tra bằng môtô sẽ có mặt ngay tại hiện trường khắc phục nguyên nhân gây tắc nghẽn như tai nạn hay sự cố để đảm bảo lưu lượng dòng chảy êm. Khi có sự cố, hệ thống biển báo với đèn LED màu hổ phách thông báo cho người lái xe đang lưu thông trong hầm về những bất tiện nếu có.
Video giới thiệu quá trình thi công đường hầm ở Kuala Lumpur bằng phương pháp khiên đào, xem tại đây
 
Phần 2: Đường cao tốc dưới đáy biển
Để giải quyết bài toán về thiếu hụt diện tích ở Busan — thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, một tuyến đường cao tốc đã được xây dựng ngoài biển để nối Busan với hòn đảo Geoje. Tuyến gồm có hai cây cầu dài 1,87km và 1,65km cùng với đoạn hầm dài 3,2km. Đây là hầm đường cao tốc sâu nhất từng được xây dựng dưới đáy biển, và là đường hầm dưới đáy biển đầu tiên ở Hàn Quốc. Để xây dựng công trình, họ đã hợp tác với những chuyên gia người Hà Lan, những người nổi tiếng với những công trình biển táo bạo nhất.
alt
Hãy cùng khám phá những công nghệ được sử dụng để xây nên những cấu kiện khổng lồ, kéo chúng ra ngoài biển khơi, và lắp đặt chính xác xuống dưới đáy biển qua video dưới đây
 
Phần 3: Tài liệu (slide) hội thảo do Shimizu tổ chức tại Trường Đại học Xây dựng tháng 9/2014
1. Công nghệ dùng trong thiết kế và xây dựng đường tàu điện ngầm đô thị, tải tại đây
2. Lich sử hình thành và phát triển công nghệ bê tông ở Nhật Bản, tải tại đây
 
Biên tập và chia sẻ bởi Lamcauham